Cây Vạn Lộc

Cây Vạn Lộc (tên khoa học: Aglaonema Rotundum Pink) có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, phù hợp trang trí nội thất, phòng làm việc. Trong phong thủy cây Vạn Lộc tượng trưng cho sự may mắn, năng lượng tràn đầy và mang sự thịnh vượng, no đủ cho gia chủ.

Cây Vạn Lộc (tên khoa học: Aglaonema Rotundum Pink) thuộc họ Araceae (ráy) có hoa. Cây có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia và xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ. Cây Vạn Lộc còn có tên gọi khác là: cây Thiên Phú.

Cây Vạn Lộc có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ những hợp chất gây bệnh cho con người. Cây phù hợp để bàn làm việc, bàn uống nước, trang trí quán cà phê…

 

ĐẶC ĐIỂM & Ý NGHĨA CÂY VẠN LỘC

Cây Vạn Lộc là loại cây thân thảo, có tán hẹp, lá màu đỏ rực rỡ, viền lá có màu xanh lục. Cây có lá dày, sáng bóng, nổi rõ gân, cây ra hoa màu trắng, rất dễ chăm sóc phù hợp trang trí nội thất, phòng làm việc.

Trong phong thủy cây Vạn Lộc tượng trưng cho sự may mắn, năng lượng tràn đầy và mang sự thịnh vượng, no đủ cho gia chủ. Theo ông cha ta ngày xưa thì từ lộc ứng với tài lộc nên cây đem đến sự thịnh vượng, tiền tài, phát lộc.

 

Nếu chọn cây Vạn Lộc trang trí trong nhà sẽ giúp thu hút được nhiều tài lộc. Đối với những gia đình làm ăn kinh doanh thì thì cây sẽ giúp kinh tế luôn an toàn, bảo vệ cho sự phát triển của gia đình.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY VẠN LỘC

Cây Vạn Lộc có thể trưng bày trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh. Tuy nhiên ít nhất 1 tuần ta nên mang cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên, đây là một cách để hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cây. Lưu ý là không nên phơi cây ra ngoài ánh nắng buổi trưa.

Kỹ thuật trồng cây Vạn Lộc có thể theo 2 phương pháp là trồng nước và trồng đất. Định kỳ 10-15 ngày thay nước cho cây Vạn Lộc trồng trong nước, kết hợp bổ sung dung dịch dinh dưỡng, cắt bỏ rễ bị hư, thối nhũn.

  • Ánh sáng: Cây Vạn Lộc ưa ánh sáng nhẹ, do đó cây thích hợp để cạnh cửa sổ, nếu không thích hợp bạn để trong nhà cũng được không sao cả có thể thi thoảng cho ra ngoài nắng để màu cây tốt hơn.
  • Đất: Cây Vạn Lộc có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng loạt đất phù hợp nhất để cây có thể phát triển tốt là đất có pha sơ dừa, tro, chấu. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều sơ dừa vì trong sơ dừa có nhiều nắm mốc chưa được khử rất dễ gây bệnh cho cây Vạn Lộc.
  • Nước: Nếu để cây Vạn Lộc trong văn phòng thì bạn có thể tưới 2 lần/tuần, để ngoài trời thì 3 lần/tuần. Mỗi lần nên tưới ẩm đất vì cây cũng khá ưa nước.
  • Nhân Giống: Cây Vạn Lộc được nhân giống bằng cách tách chồi, tách cây con ra khỏi bụi rồi đem gieo trồng trong điều kiện mát mẻ, độ ẩm tốt

.

Website:  tieucanhmini.com.vn

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Vạn Lộc”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *