Cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu của con người cũng tăng cao. Nếu trước đây chúng ta chủ yếu chỉ lo đến cơm ăn, áo mặc thì giờ đây, mối quan tâm ấy đã “mở rộng” hơn, trong đó có phong thủy. Bởi khi phong thủy phù hợp thì sẽ đem lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho bản thân.
Và khi nhắc đến phong thủy thì không thể thiếu được cây cảnh, ví dụ như cây thiết mộc lan. Chúng không chỉ được dùng để trang trí, tạo nét độc đáo cho không gian mà còn mang đến phong thủy tốt lành. Giờ bạn hãy Bách hóa XANH khám phá xem cây thiết mộc lan là gì và ý nghĩa phong thủy như thế nào ngay nha.
Cây thiết mộc lan là cây gì?
Cây Thiết Mộc Lan hay còn được gọi là cây Phát Tài, cây Phất Dụ thơm, được phân biệt dựa trên màu xanh của lá cây gồm loại lá xanh hoàn toàn và loại lá xanh có sọc vàng. Cây được phân làm hai loại là Thiết Mộc Lan gốc và Thiết Mộc Lan khúc.
Cây thiết mộc lan còn có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí khá tốt. Ví dụ các chất không an toàn trong không khí như: Cacbon monoxit, benzen, formaldehyde,… đều bị loại bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây thiết mộc lan
Trong phong thủy, cây thiết mộc lan được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa là dấu hiệu tiền tài đang đến với bạn. Hơn nữa, nếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn bởi cây là đại diện cho hành Mộc.
Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây còn dựa vào số cành hoặc chậu. Vì thế, khi mua cây, bạn nên tùy thuộc vào mong muốn mà lựa chọn số cành cho phù hợp. Trong đó:
- 2 cành: Biểu tượng cho sự vẹn trọn, may mắn trong tình yêu, mọi điều như ý.
- 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
- 5 cành: Biểu tượng của sức khỏe.
- 8 cành: Đại diện cho sự phát tài phát lộc.
- 9 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt đẹp, tài lộc dồi dào.
Theo các quy luật tương sinh trong ngũ hành, cây thiết mộc lan thuộc mệnh Mộc và có mối quan hệ tương sinh với mệnh Hỏa vì Mộc sinh Hỏa, do đó cây thiết mộc lan thích hợp với cả hai gia chủ thuộc mệnh Mộc và mệnh Hỏa.
Đặc điểm, phân loại cây thiết mộc lan
Lá thiết mộc lan nhìn tổng thể khá giống lá cây ngô, xanh tươi, bóng và dài. Trong đó, phần trung tâm của phiến lá có sọc rộng ngả sắc vàng vô cùng đặc biệt. Thông thường, độ dài trung bình của lá có thể lên đến 100cm và rộng đến 10cm.
Về hoa thiết mộc lan, chúng sẽ “đơm bông” vào độ chuyển mùa từ đông sang xuân, khi tiết trời vẫn còn se lạnh. Hoa thường sẽ mọc thành chùm, trắng ngần và tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, nhất là khi về đêm. Song, tùy vào điều kiện chăm sóc mà cây có nở hoa hay không. Nếu chăm sóc sai cách thì có thể không ra hoa suốt vài năm liên tiếp.
Thiết mộc lan còn là loại cây được đánh giá là có sức sống cực kỳ bền bỉ. Bạn chỉ cần trồng một cành nhỏ xuống đất là chúng đã có thể phát triển thành một cây to lớn, khỏe mạnh. Chiều cao của chúng thường có thể đến tận 6m nếu trồng trong tự nhiên đấy.
Chính vì điều đó mà cây thiết mộc lan được khá nhiều người ưa chuộng và lựa chọn trồng ở trong nhà, văn phòng, cửa hàng,… Dù là điều kiện ánh sáng yếu nhưng cây vẫn có thể phát triển được. Song, nếu bạn cho cây tiếp xúc với nắng ấm tầm 1 – 2 lần/tuần thì sẽ giúp chúng quang hợp, trao đổi chất tốt hơn. Từ đó, cây sẽ xanh tươi hơn hẳn.
Tác dụng của cây thiết mộc lan
– Thanh lọc và điều hòa không khí khá tốt: các chất không an toàn trong không khí như: Cacbon monoxit, benzen, formaldehyde,… đều bị loại bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
– Trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ giúp cho sức khỏe các thành viên trong gia đình tốt hơn rất nhiều, trạng thái tinh thần được duy trì ổn định, sảng khoái và sản sinh ra nhiều nguồn năng lượng tích cực.
Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan
Cách trồng cây thiết mộc lan tại nhà
Bước 1 Chọn giống
Bạn nên chọn cây giống không có nguồn bệnh, đủ già. Nếu cây giống còn non sẽ không có đủ nước trong thân, khó kích thích cành giâm mọc chồi non được.
Bước 2 Giâm cành nhân giống
Hiện nay nhân giống cây thiết mộc lan có hai cách: bằng hạt và bằng cách giâm cành. Ngoài thị trường hạt giống cây thiết mộc lan khá hiếm nên nhân giống bằng cách giâm cành được mọi người ưa chuộng nhiều hơn, rút ngắn thời gian và cho năng suất cao hơn.
Với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.
Bước 3 Chuẩn bị luống ươm hoặc chậu
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị tro và trấu trước khi ươm.
Làm thành 1 luống giâm ươm có bề ngang 1.5m, chiều dài tùy số lượng cây bạn ươm.
Thời gian ươm cây trong vườn là khoảng 3 – 5 tháng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.