Hoa Hồng ngoại Masora Rose – Cách trồng và chăm sóc đơn giản

Masora rose có nguồn gốc từ Nhật Bản mang mùi hương trái cây nhẹ nhàng. Đây là loài hoa dạng bụi, có màu vàng mơ, cánh hoa to và nở quanh năm toát lên vẻ đẹp vừa kiêu sa vừa gần gũi và thu hút mọi ánh nhìn.

Đặc biệt hoa hồng ngoại này cực kỳ dễ trồng và chăm sóc nên được các tín đồ yêu loài hoa hồng lựa chọn khá nhiều để trồng làm trang trí. Dưới đây là vài chia sẻ của Tiểu Cảnh Mini về kỹ thuật trồng Masora cho các tín đồ yêu hoa hồng tham khảo nhé!

Đặc tính hoa hồng Masora

  • Được lai tạo bởi Teizo Yoshiike tại Nhật năm 2009
  • Màu sắc: Vàng mơ. Mùi hương: Hoa quả
  • Cỡ bông: Lớn (7-9cm). Kiểu cánh: Kép (+41 cánh)
  • Đặc tính: Thân bụi mềm mại
  • Độ lặp: Tốt. 
  • Khả năng kháng bệnh: Tốt

Bạn có thể tham khảo mua sản phẩm trên shopee tại đây

Kỹ Thuật trồng và Chăm sóc hoa hồng Masora đơn giản

1, Lựa chọn giống hoa hồng Masora tốt

Trồng hoa hồng ngoại quan trọng nhất là chất lượng giống nên bạn cần chọn nơi bán uy tín. Khi chọn lựa cần để ý xem cây giống có bị bệnh hay không, cành nhánh có xanh và mập không, nhất là phải lựa chọn cây có nhiều mắt.

2, Vị trí và loại đất trồng phù hợp

Vị trí: Cây hoa hồng ngoại Masora rose thích hợp ở điều kiện khí hậu nhiệt đới, mát mẻ như vùng núi, Đà Lạt… khí hậu nóng không thích hợp cho hoa hồng ngoại này. Ngoài ra, hoa hồng ngoại Masora rose là cây ưa sáng, nên khi trồng cần để ý tới yếu tố này. Để cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt cần trồng hoa hồng ở nơi đủ nắng từ 6 tới 8 tiếng/ngày. Lưu ý dù trồng ở vị trí nào cũng không được quên yếu tố này

Loại đất trồng phù hợp: Trồng hoa hồng ngoại Masora rose thích hợp với cả trồng chậu và hạ thổ. Nếu chọn trồng chậu thì nên trộn giá thể có bộ rễ thật khỏe. Đối với phần đất trồng cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước, giàu dinh dưỡng. Theo kinh nghiệm của lâu năm, giá thể tốt nhất cho hoa hồng là: 50% đất thịt, 30% trấu sống, 5% vôi, 15% trấu chín. Đó là giá thể hoàn hảo nhất cho hoa hồng  nhé

3, Chăm sóc và bón phân hợp lý

Trồng hoa hồng ngoại Masora rose cần thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều muộn. Nên lưu ý không chỉ hoa hồng ngoại mà đối với bất cứ cây gì cũng không được tưới quá nhiều khiến cây ngập úng. 

Các giống hoa hồng bụi nhập ngoại nói chung đều ưa các dòng phân hữu cơ như phân gà hoai mục, phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân cá và đặc biệt là chế phẩm đỗ tương ngâm. Khi bón phân này cần theo tỷ lệ nhất định không nên bón quá nhiều. Ngoài việc sử dụng các loại phân hữu cơ trên bạn có thể kết hợp thêm một số loại phân NPK và phân vi lượng khác để đảm bảo cây phát triển cân bằng.

4, Cách phòng ngừa một số bệnh thường gặp

Hồng Masora có khả năng kháng bệnh cao, tuy nhiên vào mùa hè cũng dễ bị bọ trĩ cắn hạn. Dấu hiệu là phần chồi non bị xoăn, đen , lỗ trỗ. Cách điều trị là sử dụng 2 loại thuốc chủ yếu là Sairifos và Ascend phun vào chiều tối vì thời điểm này là lúc bọ trĩ thường hoạt động cắn phá cây nên mình phun sẽ hiểu quả.

Có thể nói, trồng hoa hồng bị rất nhiều bệnh khác nhau từ rệp đỏ, bệnh đen thân, nấm, phấn trắng… Để điều trị các loại bệnh này cần phải có thuốc đặc trị riêng cho mỗi loại. Để trị bệnh trĩ làm xoăn lá ngọn và đen nụ chồi trên cây hoa hồng nhập ngoại Masora rose có thể kết hợp dùng các loại thuốc đặc trị như Radiant, MELYCIT 20SP, Kiếm Vàng, Confidor, Lufen Extra 100EC.

Còn để điều trị và phòng ngừa bệnh nhện nhện nhỏ li ti hoặc xanh nhạt dưới mặt sau của lá nên phun thuốc DETECH 50WP, Usatabon 17,5 WP… Ngoài ra với bệnh đốm đen, vàng lá hoặc nấm thân trên hoa hồng bạn có thể sử dụng Anvil, Ridomil….

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *