Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?

Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ mang tính dân tộc lớn nhất nước ta. Dù là vậy nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cái tên tết nguyên đán, liệu rằng Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì? Bài viết hôm nay, Thăng Long Đạo Quán sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

Tên gọi Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa gì, còn có tên gọi nào khác không?

Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ thời kỳ nào, nó mang ý nghĩa gì là một trong những câu hỏi thường gặp nhất đối với dịp lễ này.

Ý nghĩa của tên gọi Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán được biết đến là một trong những dịp lễ lớn nhất tại Việt Nam và luôn nhận được sự mong đợi của mọi người. Khoảng thời gian này là cơ hội để mọi người có thể thực hiện những chuyến du xuân cùng gia đình, người thân và trao cho nhau những lời chúc tốt lành nhất.

Để giải thích cho câu hỏi Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì, trước hết chúng ta cần giải nghĩa tên gọi này. Xét về Hán nghĩa, “Tết” ở đây có nghĩa là “Tiết”,  “Nguyên” là một sự khởi đầu mới, trong khi đó “Đán” mang nghĩa là buổi sáng sớm. Khi ghép 2 từ này lại với nhau, chúng ta sẽ được một từ ghép mang nghĩa một sự khởi đầu mới bắt đầu từ buổi sáng sớm, tức là năm mới sẽ bắt nguồn từ buổi sáng sớm tinh mơ.

Theo lịch Trung Hoa xưa và nay, mỗi năm được chia thành 24 tiết, trong đó thì Nguyên Đán là tiết đầu tiên. Dựa theo lịch này mà từ xưa, ngày tết cổ truyền Việt Nam được đặt là Nguyên Đán. Bên cạnh cái tên này, người Việt còn biết dịp lễ cổ truyền này dưới những tên gọi như Tết Âm Lịch, Tết Ta, Tết Cổ Truyền,…

Ý nghĩa của tên gọi Tết Nguyên Đán là gì?

Phân biệt “tết ta” – “tết tây”

“Tết ta” và “Tết Tây” là 2 khái niệm dùng để phân biệt các dịp lễ quan trọng đầu năm. Hai dịp đặc biệt này hoàn toàn khác nhau và bắt nguồn từ 2 nền văn hóa khác nhau và đôi khi nếu chỉ theo dõi lịch dương nhiều người sẽ thường đặt ra câu hỏi hôm nay ngày mấy âm. Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn làm rõ 2 cái Tết này ngay dưới đây.

“Tết Tây” bắt nguồn từ ngày 1/1 dương lịch, là ngày tết quốc tế phương Tây và được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 19. Còn “Tết ta” là tết của người Việt, người Hán,… bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp của năm cũ cho đến hết ngày 15 tháng giêng của năm mới. Vì mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử và truyền thống nên Tết Âm Lịch có ý nghĩa rất lớn đối với dân tộc ta.

Những phong tục có vào ngày Tết Nguyên Đán

Để góp phần tạo nên ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm, các hoạt động của Tết Nguyên Đán cũng góp một phần không nhỏ. Những phong tục mang ý nghĩa quan trọng, là hiện thân của một phần nếp sống văn hóa và tình làng nghĩa xóm của người Việt.

Du xuân, chúc tết

Trong ngày Tết hẳn không thể bỏ qua các hoạt động du xuân. Năm mới đến, các gia đình thường sẽ chọn lựa những món quà và đi chúc tết những người xung quanh. Lời chúc đầu năm luôn là sự biểu trưng của niềm vui, ước mong bình an trong năm mới.

Du xuân, chúc tết

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Dọn dẹp nhà cửa là hoạt động xua đuổi những điều xấu trong quan niệm của người Việt xưa và nay. Việc dọn nhà không chỉ khiến không gian sinh sống trở nên sạch sẽ hơn mà còn giúp tâm trạng người ta trong thời gian bắt đầu năm mới.

Gói bánh chưng, bánh tét

Trong các dịp tết cổ truyền Việt Nam, những bữa cơm với đủ món ăn truyền thống, đậm đà hương vị và bản sắc vùng miền cũng là một phần vô cùng quan trọng. Với những bữa cơm này, việc có thêm những món bánh chưng, bánh tét được xem là phong tục, tập quán không thể thiếu ở các dân tộc.

Đi chùa, đền đầu năm

Chùa là nơi thanh tịnh, nơi gửi gắm niềm tin về cuộc sống của nhiều người. Vào những ngày tết cổ truyền, các gia đình thường sẽ rất chú trọng đến vấn đề cầu an, cầu phúc cho năm mới, việc đến với những nơi tâm linh cũng là điều hiển nhiên.

Hình ảnh các gia đình nô nức đến với những ngôi chùa với quần áo xúng xính cũng khiến cho không khí năm mới ở nước ta trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.

Thăng Long Đạo Quán – Nơi giải thích mọi thắc mắc tâm linh dành cho bạn đọc

Tết Nguyên Đán

Có thể nói rằng, vấn đề Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì không chỉ giới hạn ở ý nghĩa của một cái tên mà nó còn là biểu tượng của truyền thống. Một dịp lễ thể hiện được nét đẹp truyền thống của cả một dân tộc.

Thăng Long Đạo Quán là blog chuyên sâu về các kiến thức liên quan tới bát tự, phong thủy, tử vi. TLĐQ được sáng lập bởi đội ngũ chuyên gia về phong thủy uy tín với mục tiêu mang những kiến thức đúng đắn nhất về thế giới huyền học để từ đó các bạn có thể “biết mình” và “hiểu mình” và ứng dụng trong cuộc sống. Thăng Long Đạo Quán luôn không ngừng nỗ lực để mang tới những giá trị tốt nhất dành cho quý độc giả.

Liên hệ:

Website: https://thanglongdaoquan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/thanglongdaoquan

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC08KaI218MIpBrPmwCoTaGg

Điện thoại: 1900.3333

Email: [email protected]

Địa chỉ: 84 Đ. Thanh Bình, Tổ dân phố số 9, Hà Đông, Hà Nội

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *