Cây Vạn Niên Thanh – Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Đơn Giản Hiệu Quả

Cây Vạn Niên Thanh là cây cảnh được yêu thích nhờ khả năng lọc không khí tốt và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Bên cạnh đó cây còn có nhiều lợi ích khác như dùng làm cây thuốc, cây phong thủy cho gia đình. Cùng khám phá những điều thú vị về cây Vạn Niên Thanh trong bài viết này nhé!

Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena. Cây thường bị nhầm lẫn với cây Trầu Bà (cây Vạn Niên Thanh leo). Vậy đặc điểm nào nhận dạng tránh bị nhầm lẫn chúng với cây Trầu Bà cũng như nhiều loại cây cảnh khác?

Đặc điểm của cây Vạn Niên Thanh

Vạn niên thanh là loài cây thân mập, tròn cao từ 0,5 -1m, có các vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá vạn niên thanh tập trung ở đầu cành, có hình bầu dục thuôn nhọn đầu mở rộng ở gốc hình tim, cuống mập có bẹ ôm thân. Lá cây có màu xanh bóng dày, gân lông chim nổi bật các đốm trắng vàng. Cây Vạn niên thanh được nhiều gia đình ưa chuộng và thường dùng trang trí trong nhà bởi có tán lá đẹp, dễ dàng đặt ở bất cứ vị trí nào vì cây nhỏ và dễ chăm sóc.

Các loài vạn niên thanh được sử dụng rộng rãi trong trang trí, tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm và ý nghĩa. Trong phong thủy, việc sử dụng loại  cây này chứng tỏ người chủ có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới.

Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây mang ý nghĩa cát tường, sử dụng rộng rãi. Dùng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu.

Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh

Thuộc loại cây cảnh trong nhà và cây cảnh văn phòng, nên cây Vạn Niên Thanh rất dễ chăm sóc có thể sống tốt ở điều kiện mát ít ánh nắng. Người ta quan niệm, trồng vạn niên thanh trong nhà ngày tết mang đến sự sung túc, trong hôn nhân cầu chúc hòa hợp như ý, trong lễ mừng thọ chúc được sống lâu.

Nước

Cây có khả năng tích nước ở thân lá, nên vấn đề về nước cũng không quá quan trọng với cây Vạn Niên Thanh nhất là để trong nhà và văn phòng thì khả năng mất nước cũng không quá nhiều. Tốt nhất là bạn có thể tưới nước 2 lần/ tuần mỗi lần đủ ẩm 1/2 đất, nếu bận công tác hay đi xa thì để cây nơi mát ít bị mất nước thì cả tháng cũng không cần tưới nước cây vẫn có thể sống.

Ánh sáng

Nên để cây ở nơi ánh sáng có thể chiếu tới vào buổi sáng, chiều tối như vậy màu lá sẽ đậm nhìn sẽ đẹp hơn, tránh ánh nắng gắt mùa hè buổi trưa sẽ khiến cây bị cháy lá.

Đất

Cây có rễ rất khỏe và phát triển nhanh có thể sống được ở đất thịt rắn chắc, nhưng tốt nhất là nên chọn loại đất mùn có nhiều dưỡng chất lại mềm như vậy bộ rễ của cây sẽ phát triển nhanh giúp cây luôn khỏe mạnh, có thể mua đất trồng ở tiệm hoặc lấy đất thịt trộn với tro, chấu, sơ dừa để tạo mùn và độ thoáng khí cho đất.

Nhân giống

Bạn có thể nhân giống bằng cách tách nhánh hoặc giâm cành.

Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh

Với dáng hình thanh mảnh, lá xanh bóng, cây Vạn Niên Thanh còn có thể thanh lọc không khí, khử bớt các khí độc được sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày. Nhờ đó sẽ mang đến không gian thoáng mát, trong lành, là liều thuốc tinh thần, giúp người chơi cây có được cảm giác thoải mái, dễ chịu và tăng cao hiệu quả năng suất công việc. 

Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh

Về ý nghĩa phong thủy cây vạn niên thanh chúng mang ý nghĩa khá may mắn cho người trưng cây, và được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, thiết kế tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm, ý nghĩa. Trong phong thủy sử dụng loại cây này sẽ chứng tỏ chủ nhân có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong những lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới.

Vào mùa đông lá cây vẫn xanh tốt, không héo úa nên được coi là mang ý nghĩa cát tường và sử dụng rộng rãi trong ngày tết với mong muốn sung túc tốt đẹp, trong hôn nhân thì cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc ông bà sống lâu với con cháu.

Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì, mệnh nào?

Cây vạn niên thanh hợp với những người có tuổi thuộc mệnh KimThủy trong ngũ hành. Vì nó có màu trắng và xanh lá cây nên người mệnh Kim và mệnh Thủy trồng sẽ gặp lành, tránh dữ, công danh sự nghiệp phát triển.

Đặc biệt, cây vạn niên thanh rất hợp với nam/nữ tuổi Thìn Mệnh Kim Hoặc Thủy, được ví như rồng gặp mây khi đặt chậu vạn niên thanh ở hướng Đông Nam trong nhà, hoặc trên bàn làm việc để luôn gặp thuận lợi, bình an, hóa giải sát khí, mang đến sự may mắn, sung túc, cát tường cho người tuổi Thìn. Sức sống mãnh liệt của cây còn tượng trưng cho ý chí không ngừng vươn lên của người tuổi Thìn.

Vì vạn niên thanh có những đặc tính tốt, giúp không gian xanh đẹp mắt, nhẹ nhõm, cung cấp nhiều ôxy… nên trong phòng có vài chậu cảnh vạn niên thanh rất tốt về phong thủy. Vì vậy không nên tẩy chay loại cây cảnh với nhiều ưu điểm và vốn được ưa chuộng từ nhiều năm nay.

Cây Vạn Niên Thanh có độc không?

Theo ông Nguyễn Nguyên Cương – Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường cho biết, vạn niên thanh chỉ được ưa chuộng rộng rãi hơn 10 năm trước. 10 năm trở lại đây loài cây này ít được yêu thích vì bản thân nó có một số chất gây hại.

Độc chất của cây vạn niên thanh chính là calcium oxalate. Độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. Khi nhai lá, ăn lá sẽ gây ra bỏng rát niêm mạc miệng, da. Nếu tiếp xúc với nhựa từ lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, cứng miệng, nghẹn họng và khó thở. Nếu không may bị dính phải bạn nhanh chóng rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước muối loãng, tuyệt đối không được dùng tay gãi hoặc cào. Trường hợp bị nặng cần nhanh chóng vào viện hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Ông Cương lưu ý thêm, bất kỳ loại cây hoặc hoa trồng trong nhà không nên mạo hiểm ăn thử. Trong gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi lưu ý không cho trẻ hái, nhai, nuốt lá hoặc hoa các loại cây này, rất nguy hiểm.

Nên khi trồng loại cây này bạn cần chú ý đặt cây ở nơi an toàn để tránh trẻ nhỏ và thú cưng nuốt phải. Đồng thời, khi chăm sóc hoặc thay chậu để an toàn bạn nên sử dụng găng tay để bảo vệ.

(Tổng hợp)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *