Trong dịp Tết đến xuân về, những bông hoa, nhành cây, chậu cảnh sẽ đem đến cho gia đình bạn sức sống và những điều tươi đẹp nhất cho năm mới. Những loài cây, hoa quen thuộc như mai, đào, quất, cúc vẫn thường được mua để bày đón tết bởi ngoài vẻ đẹp hình thức, chúng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, sum vầy, hạnh phúc hoặc sự thịnh vượng.
Mỗi loại hoa, loại cây cảnh đều có ý nghĩa khác nhau không phải ai cũng biết. Dưới đây, là tổng hợp 18 loại cây cảnh có ý nghĩa may mắn, phúc lộc, tiền tài cho gia chủ trong dịp Tết sắp tới.
Nội Dung
- 1 1, Cây Đào Tết
- 2 2, Cây Quất
- 3 3, Cây Sung
- 4 4, Hoa Mai
- 5 5, Hoa Cúc
- 6 6, Hoa Đồng Tiền
- 7 7, Cây Kim Tiền
- 8 8, Cây Kim Ngân
- 9 9, Cây Kim Ngân Lượng
- 10 10, Cây Phát Lộc
- 11 11, Cây Trạng Nguyên
- 12 12, Cây Hải Đường
- 13 13, Cây Bưởi
- 14 14, Hoa Lan
- 15 15, Nụ Tầm Xuân
- 16 16, Hoa Đỗ Quyên
- 17 17, Hoa Thủy Tiên
- 18 18, Cây Phật Thủ
1, Cây Đào Tết
Hoa đào không chỉ là sắc hoa để tô điểm cho không gian ngày Tết, mà phía sau sắc hương của hoa là tầng tầng ý nghĩa được gửi gắm từ bao đời nay vào ngày Tết cổ truyền.
Ý nghĩa của tinh hoa ngũ hành
Chính sắc độ nhẹ nhàng, tươi thắm của hoa đào đã được xem như tinh hoa ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ, điều không may và mang lại cho chúng ta một năm mới an yên, hạnh phúc.
Biểu tượng của sinh sôi nảy nở
Sự mơn mởn, tinh tế và cùng sự sinh sôi, khoe sắc cho một năm mới đã làm chúng ta thêm hy vọng về một cuộc sống tốt lành, sẽ gặp được may mắn, mở ra một chặng đường đầy thuận lợi.
Biểu tượng cho sự hòa thuận, gắn kết
Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa gắn kết và chung thủy bởi Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng”.
Qua câu chuyện ấy, hoa đào đầy giá trị và sự gửi gắm những mong muốn cho một năm mới đầy sự gắn kết và hòa thuận.
Biểu tượng của sự thịnh vượng
Sắc hồng được xem là màu sắc may mắn, luôn mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp, mang đến những điều thịnh vượng, hạnh phúc, sự an yên, ấm áp trong một năm mới.
2, Cây Quất
Cây quất thường được người dân lựa chọn để trang trí vào dịp Tết cũng bởi theo âm Hán Việt thì âm của từ “quất” gần giống âm của từ “cát” trong cát tường ý nghĩa gặp nhiều may mắn và phước lành.
Cũng theo phong thủy, những cây quất trĩu quả chính là hiện thân của tài lộc. Quả càng sai và to thì tài lộc càng nhiều. Thời điểm quất ra hoa cũng chính là lúc thủy sinh mộc, trong khi chính mộc lại là hiện thân của sinh khí. Suy cho cùng, tất cả chúng đều mang ý nghĩa của tài lộc cũng như sự thành đạt trong công danh sự nghiệp.
Ngoài ra, cành quất trĩu quả trong quan niệm dân gian là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ trong gia đình.
Những cây quất lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Bài trí cây quất trong nhà ngày tết với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình, trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc.
3, Cây Sung
Nhân dân ta rất thích trồng cây sung và bày sung trong ngày Tết. Trong mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng có thêm một chùm quả sung. Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy. Vì vậy, nhà dù nghèo hay giàu Tết đến cũng có cành đào (hoặc mai) và một đĩa trái cây gồm xoài, dừa, đu đủ, mãng cầu và sung.
4, Hoa Mai
Hoa mai thường có hai loại là mai trắng và được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất đó chính là mai vàng. Mỗi bông hoa bao gồm 5 cánh, trong phong thủy, 5 cánh mai tượng trưng cho ngũ phúc: vui vẻ, hạnh vận, trường thọ, hanh thông và ân hòa. Màu vàng của mai được người dân cho rằng đó là màu của giàu sang, phú quý và hy vọng.
Cây mai còn là biểu tượng của sự quật cường, ý chí kiên cường, phẩm bí quyết cao thượng của người quân tử bởi sở hữu thân thẳng. Không những thế, cây mai còn là tượng trưng cho phẩm chất cao quý chuyên cần, chịu thương chịu khó, kiên nhẫn, kiêu dũng của người dân Việt bởi rễ của cây mai cắm sâu vào lòng đất, chịu chứa gió mưa bão lụt để có thể nở hoa đúng dịp Tết cổ truyền Việt Nam
5, Hoa Cúc
Hoa cúc: Là loài hoa có vẻ đẹp giản dị làm say đắm lòng người. Hoa cúc cũng là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc cũng như sự hoan hỉ đến nhà.
Ngoài ra, hoa cúc còn biểu trưng cho sự trường tồn, sự hiếu thảo, lòng cao thượng… Đặt chậu cúc trong nhà nơi có nhiều ánh sáng càng tăng thêm sự may mắn và rực rỡ hơn cho ngôi nhà của bạn.
6, Hoa Đồng Tiền
Từ xa xưa, mọi người tin rằng vào ngày Tết nếu có một chậu hoa đồng tiền trong nhà sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, gặp nhiều thành công. Bên cạnh đó, nó còn giúp hoá giải điềm xấu và mang lại vận may cho gia chủ.
Không chỉ vậy hoa đồng tiền còn mang ý nghĩa hạnh phúc. Trang trí hoa đồng tiền vào dịp Tết với mong muốn cầu chúc cho gia đình năm mới vui vẻ, bình an và hạnh phúc tràn đầy.
7, Cây Kim Tiền
Ý nghĩa phong thủy của cây Kim tiền trong ngày Tết là mang đến tiền tài, sự giàu sang phú quý cho gia chủ. Bởi chữ “Kim” có nghĩa là phát tài, “Tiền” là ám chỉ sự giàu sang, phú quý về tiền bạc. Vì vậy, trong ngày Tết trồng cây Kim tiền sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình trong năm mới.
Vậy khi cây Kim tiền nở hoa có ý nghĩa gì? Do Kim tiền thường được trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng tự nhiên nên rất hiếm khi cây ra hoa. Vì vậy, khi cây Kim tiền ra hoa, lại trùng vào đúng dịp Tết thì điều đó nghĩa rằng sự nghiệp, tiền tài, lợi lộc, may mắn của gia chủ ngày càng nhiều, đặc biệt là trong năm mới này.
8, Cây Kim Ngân
Kim Ngân được biết đến là 1 trong số những loài cây mang lại điều tốt lành, may mắn và có nhiều ý nghĩa phong thủy đối với gia chủ.
Cây Kim Ngân có dáng vững trãi hiên ngang, thân bện xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, vững vàng trước sóng gió. Lá cây xum xuê xanh tốt vượng phong thủy tiền bạc, hàm chứa sức sống mãnh liệt.
Chính vì thế mà người ta cho rằng khi đặt cây Kim Ngân trong nhà, cạnh những nơi tiếp xúc hoặc liên quan tới tiền thì sẽ càng mang lại nhiều may mắn, tiền tài cho gia chủ. Cây Kim Ngân cũng thường được ưa chuộng đặt trên bàn làm việc, cơ quan để mang lại may mắn và vượng khí tốt lành cho công ty.
9, Cây Kim Ngân Lượng
Theo tiếng Hán – Việt, “kim” có nghĩa là tiền là vàng. Tên cây đã khiến người nghe nghĩ ngay đến tiền bạc, tài lộc. Trong phong thủy, cây kim ngân lượng mang ý nghĩa chiêu tài chiêu lộc, đem lại tiền tài, phú quý cho gia chủ.
Kim ngân lượng thường dùng để trang trí tại nhà ở, phòng làm việc, phòng họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn. Do có ý nghĩa khai vận, chiêu tài lộc nên cây kim ngân lượng thường được chọn làm quà tặng cho các dịp khai trương, thăng chức, lễ tết.
Cùng với tên cây thì vẻ đẹp lộng lẫy của chùm quả xum xuê, đỏ rực cũng tượng trưng cho phú quý, may mắn.
10, Cây Phát Lộc
Ở các vùng quê Việt Nam, dòng cây này thường được gọi là cây Thần Tài, vì hay được chưng ở bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa để cầu may mắn. Vào dịp đầu năm mới, cái người ta mong muốn nhất là điềm lành, nên chưng cây này trong nhà khá hợp lý.
Cây có nhiều loại nhưng nổi bật nhất vẫn là Phát Lộc thân hay còn gọi là Trúc Phát Lộc, Trúc Phát Tài. Thân cây chia từng lóng (đốt) như lóng trúc, màu xanh nhạt (trắng). Thân được cắt khúc ngắn, bôi lên phía vết cắt một ít dung dịch parafin để dưỡng cây, tránh úng nước hoặc sâu bệnh tấn công. Từ chân lóng (nách lá) mọc lên những chồi lá màu xanh, tỏa tròn đều.
Cây mọc thẳng đứng nhưng có thân dẻo, dễ uốn cong nên thường được tạo hình tim, hình tháp. Một chậu cây Phát Lộc tạo hình như vậy, gắn kèm những chiếc nơ đỏ xinh xắn sẽ mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho người trồng.
11, Cây Trạng Nguyên
Theo một sự tích ngày xưa kể lại, trong một kỳ thi trạng nguyên trọng đại được triều đình tổ chức mỗi năm một lần để tìm ra người tài, thì có một cậu học trò trên đường đi thi thấy, một cây xanh mọc một mình bên đường, cậu thấy lạ và cũng đem lòng thích thú liền mang cây đi theo bên mình lên kinh dự thi.
Sau những ngày thi cử vất vả cậu lại đem cây theo mình và trở về quê, sau đó ít lâu cậu được tin báo là đã đỗ trạng nguyên và loài cây cậu học trò nhỏ đem theo bên mình nay đã chuyển sang một màu đỏ rực ở phía trên, như có ngụ ý là chúc mừng sự thành công và đỗ đạt của cậu. Từ đó cây cũng được đặt cái tên là cây Trạng Nguyên.
Cây Trạng Nguyên mang ý nghĩa phong thủy mang đến may mắn, đỗ đạt và thành công. Ở các nước phương tây cây Trạng Nguyên còn được gọi là cây giáng sinh vì cây thường nở hoa và dịp lễ tạ ơn, nên chúng có ý nghĩa rất đặc biệt và được nhiều người ưa thích chọn làm cây tết.
12, Cây Hải Đường
Hoa hải đường sặc sỡ với sắc trắng, vàng và đỏ. Trong đó sắc đỏ được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết đến xuân về. Sắc đỏ của hoa hải đường như lời chúc may mắn và an lành cho những thành viên trong gia đình. Gian nhà với sắc đỏ thêm phần sinh động, rộn ràng và ấm cúng của những ngày Tết sum vầy.
13, Cây Bưởi
Trong những năm trở lại đây, xu hướng chơi cây bưởi dịp Tết đã trở nên quen thuộc bởi bưởi cảnh không chỉ đẹp mắt, nó còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ.
Những quả bưởi vàng căng tròn trong tán lá sum suê tượng trưng cho sự đủ đầy, no ấm, chưa kể các thế của cây sẽ tượng trưng cho nhiều ý nghĩa khác như phú quý, phát tài, bình an, hạnh phúc…
14, Hoa Lan
Theo phong thủy của người phương Đông thì tốt nhất nên chọn những loại hoa mềm mại, đa dạng màu sắc, cây lá xanh tươi sẽ mang lại tài lộc. Hoa lan Quân tử đã đáp ứng được những tiêu chí đó. Đồng thời những màu sắc của hoa lan tạo nên sự tích cực, ngời sắc cho không gian, mở đầu một năm mới đầy thịnh vượng và may mắn.
15, Nụ Tầm Xuân
Nụ tầm xuân mang trong mình ý nghĩa của sự thịnh vượng. Chính vì thế loài cây này rất được yêu thích ở Việt Nam và thường được dùng để trang trí nhà dịp Tết, với mong muốn năm mới thuận lợi, may mắn, nhiều tài lộc.
“Tầm xuân” thường được hiểu theo nghĩa là “mùa xuân”. Từng nhánh cây cùng với những nụ hoa nhỏ mọc quanh thân cây cũng mang ngụ ý cho sự sinh sôi, phát triển, mang đến cho gia chủ một năm mới, khởi đầu mới trọn vẹn và may mắn.
16, Hoa Đỗ Quyên
Trong phong thủy, hoa đỗ quyên còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy, xua đuổi tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Nên vào dịp Tết Nguyên Đán, năm mới, các gia đình rất thích trồng loài hoa này như một cách xua đuổi những cái không may và cầu cho những điều may mắn đến với mọi người trong nhà.
17, Hoa Thủy Tiên
Vì Thủy Tiên thường nở vào màu xuân – mùa khởi đầu của một năm nên được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ. Do đó, mỗi dịp tết đến xuân về, người dân thường chưng hoa thủy tiên trong nhà với mong muốn năm mới gặp nhiều may mắn, tài lộc và luôn hạnh phúc.
Thủy Tiên chứa một nguồn năng lượng mạnh mẽ có thể thúc đẩy tiềm năng, sự sáng tạo, cách giải quyết khó khăn và khơi dậy những khả năng tiềm ẩn của con người. Đồng thời giúp giảm stress, căng thẳng, mang lại sự sảng khoái và bình yên cho tâm hồn.
Chưng hoa thủy tiên trong nhà giúp xua đuổi những điều xui xẻo, không may mắn trong cuộc sống mang lại cuộc sống bình an, thúc đẩy sự phấn đấu của các thành viên trong gia đình và mong muốn mọi người sống tích cực hơn và sự nghiệp được hưng thịnh hơn.
18, Cây Phật Thủ
Nếu cây mai, cành mai ngày Tết tượng trưng cho giàu sang phú quý, đào xua đuổi tà ma; quất tượng trưng cho 1 năm bội thu mùa màng thì phật thủ lại có ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc suốt cả năm.
Theo quan niệm xưa, phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.