Hoa hồng ngoại Pas De Deux Rose – Kinh nghiệm trồng và chăm sóc

Hoa hồng ngoại Pas De Deux rose – Hoa hồng Nhật cắt cành đẹp nhất

Thật đáng tiếc nếu bạn không sở hữu cô nàng hoa hồng ngoại Pas De Deux rose này. Không chỉ hoàn hảo từ màu sắc, cho đến form cánh, mùi hương mà còn rất thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam. Vì thế mà Pas De Deux rose được mệnh danh là bông hồng “nhất định phải được sở hữu dù chỉ một lần”. Chúng mình cùng tìm hiểu về loại hoa hồng này nhé.

Hoa hồng Nhật Pas De Deux rose là hồng gì?

– Tên tiếng Anh: Pas De Deux rose/ Double Billet rose

 – Được lai tạo ở: Nhật

 – Màu sắc: hồng tím, đỏ tím

 – Bông: chùm, cỡ trung (6 – 8cm)

 – Mùi hương: nước hoa hồng

 – Số lượng cánh: kép (+41 cánh)

 – Đặc tính: cây bụi trung (cao 80 – 100cm; tán 80 – 90cm)

 – Khả năng kháng bệnh: tốt

 – Mùa hoa: quanh năm, lặp tốt 4 – 5 tuần/lứa

Nếu bạn đang bị lạc trong vô vàn các loại hoa hồng ngoại thì Pas De Deux rose là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Bởi:

Hoa hồng Pas De Deux rose  nổi tiếng với cách xếp cánh cầu kì đến từng đường kim mũi chỉ, form khum cúp như viên ngọc quý được gọt giũa tỉ mẩn. Mà chỉ có bàn tay của tạo hoá mới có thể dùng khoảng 40 cánh hoa mềm mịn ấy để ghép thành thành một bức hoạ có 1 – 0 – 2 như thế!

Ở Việt Nam, hoa hồng ngoại Pas De Deux rose cũng được xếp trong TOP những giống hoa hồng ngoại đẹp nhất mọi thời đại. Có lẽ bởi khả năng giữ form cánh và lâu tàn ngay cả với mùa hè nóng nắng mà hiếm bông hồng nào làm được, cùng với tốc độ lặp nhanh tới chóng mặt và màu sắc hoa nổi bật tuyệt đẹp. Giống hoa hồng Nhật này hay được chọn làm hoa hồng trồng chậu hoặc hoa hồng trồng ban công.

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng ngoại Pas De Deux rose sai hoa và đẹp?

Để giống hoa hồng ngoại màu hồng tím Pas De Deux rose sai hoa và đẹp cần lưu ý một số kỹ thuật trồng và chăm sóc sau đây.

Ánh Sáng

Để trồng hoa hồng nhập ngoại nói chung đầu tiên phải lưu ý đến điều kiện ánh nắng. Cây hoa hồng cần 6-8h nắng trực tiếp/ ngày để ra hoa và sinh trưởng bình thường nên khi trồng hoa hồng Pas De Deux rose chú ý chọn nơi cung cấp ánh nắng đầy đủ cho cây. Với hoa hồng trồng ban công và hoa hồng trồng chậu khác thì cũng nên đặc biệt chú ý về điều kiện này. Nếu cây hồng thiếu nắng có thể gây rụng lá, đen thân và cây chết dần.

Nước

Về chế độ nước tưới đối với cây hoa hồng bụi nhập ngoại, chỉ tưới nước khi bề mặt chậu se se khô và hạn chế tưới vào buổi tối (tưới vào buổi sáng là tốt nhất). Với các cây có dấu hiệu bị bệnh nấm hoặc đen thân thì chú ý hạn chế tưới nước. Các cây có dấu hiệu bị bệnh trĩ hoặc bệnh nhện đỏ trên cây hoa hồng thì tăng cường bổ sung thêm nước không nên để cây bị khô thường xuyên. Hoa hồng khi bị tưới quá nhiều nước dễ khiến cây bị nấm và úng rễ, với những cây khô thường xuyên có thể là nguyên nhân gây một số loại bệnh theo mùa của hoa hồng.

Đất

Hoa hồng ngoại Pas De Deux rose có thể trồng chậu hoặc trồng hạ thổ. Với những cây hạ thổ thường có điều kiện phát triển tốt hơn. Còn với cây trồng chậu cần lưu ý đến việc trộn đất và giá thể để cây có bộ rễ thật khỏe. Đất giá thể trồng hoa hồng ngoại cần đảm bảo độ tơi xốp – thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. 

Phân Bón

Các giống hoa hồng bụi nhập ngoại nói chung (các giống hoa hồng trồng chậu, giống hoa hồng trồng đất, giống hoa hồng thân gỗ tree rose,…) ưa các dòng phân hữu cơ như phân gà hoai mục, phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân cá và đặc biệt là chế phẩm đỗ tương ngâm. Bón phân cho hoa hồng nhập ngoại Pas De Deux rose thì bón từ 7-10 ngày/lần, mỗi lần 1 lượng vừa đủ. Ngoài việc sử dụng các loại phân hữu cơ trên bạn có thể kết hợp thêm một số loại phân NPK và phân vi lượng khác để đảm bảo cây phát triển cân bằng.

Bệnh thường gặp

Hoa hồng ngoại màu hồng tím Pas De Deux rose có thể mắc một số bệnh hại thường gặp trên cây hoa hồng. Các bệnh hại thường gặp trên cây hoa hồng có thể là bệnh trĩ, bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh đen thân bệnh nấm, bệnh nhện đỏ,… Để trị bệnh trĩ làm xoăn lá ngọn và đen nụ chồi trên cây hoa hồng nhập ngoại Pas De Deux rose bạn có thể kết hợp dùng các loại thuốc đặc trị như Radiant, MELYCIT 20SP, Kiếm Vàng, Confidor, Lufen Extra 100EC. Còn để điều trị và phòng ngừa bệnh nhện (xuất hiện con nhện nhỏ li ti màu đỏ hoặc xanh nhạt dưới mặt sau của lá) bạn nên phun thuốc DETECH 50WP, Usatabon 17,5 WP… Ngoài ra với bệnh đốm đen, vàng lá hoặc nấm thân trên hoa hồng bạn có thể sử dụng Anvil, Ridomil, ….

(Tổng hợp)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *