Cây cẩm nhung hợp tuổi gì? Mệnh nào?

Cây cẩm nhung hợp tuổi gì? Mệnh nào?

Cây cẩm nhung hợp với tuổi gì? Mệnh nào? có lẽ là câu hỏi của nhiều người khi có sở thích chơi loài cây này. Trong nội dung này hãy cùng tiểu cảnh mini tìm hiểu và trả lời câu hỏi này ngay nhé!

Cây cẩm nhung có mấy màu và được xếp vào hành nào trong ngũ hành phong thủy

Cây cẩm nhung là loại cây cảnh nhỏ nhắn nên được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh trên bàn làm việc, quầy lễ tân hay trang trí trong nhà. Với nhiều màu sắc khác nhau, và trên thị trường, cây cẩm nhung có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, hồng, xanh, tím, trắng…

Tùy vào mỗi màu sắc mà phù hợp với ngũ hành trong phong thủy, từ đó có thể dựa vào để lựa chọn cây cẩm nhung phù hợp với tuổi, mệnh của bạn.

Cây cẩm nhung có mấy màu và được xếp vào hành nào trong ngũ hành phong thủyCây cẩm nhung có mấy màu và được xếp vào hành nào trong ngũ hành phong thủy

Một số có thể được xếp vào các hành trong ngũ hành màu sắc như sau: 

  • Cây cẩm nhung có tông màu chủ yếu về đỏ, hồng, tím được xếp vào hành Hỏa
  • Cây cẩm nhung có tông màu xanh chủ yếu được xếp vào hành Mộc.
  • Cây cẩm nhung có màu trắng > xanh có thể được xếp vào hành Kim.

Cây cẩm nhung hợp người mệnh Kim

Những người Mệnh Kim có tuổi sinh năm:

  • Sinh năm 1932, 1992 – Nhâm Thân
  • Sinh năm 1955, 2015 – Ất Mùi
  • Sinh năm 1984, 1924 – Giáp T
  • Sinh năm 1933, 1993 – Tuổi Quý Dậu
  • Sinh năm 1962, 2022 – Tuổi Nhâm Dần
  • Sinh năm 1985, 1925 – Tuổi Ất Sửu
  • Sinh năm 1940, 2000 – Tuổi Canh Thìn
  • Sinh năm 1963, 2023 – Tuổi Quý Mão
  • Sinh năm 1941, 2001 – Tuổi Tân Tỵ
  • Sinh năm 1970, 2030 – Tuổi Canh Tuấ
  • Sinh năm 1954, 2014 – Tuổi Giáp Ngọ
  • Sinh năm 1971, 2031 – Tuổi Tân Hợi

Nên lựa chọn các cây cẩm nhung có màu trắng > xanh có thể xếp vào hành Kim theo ngũ hành phong thủy. Ngoài ra, có thể chọn màu chậu trồng cây có màu: nâu, vàng, trắng để phù hợp nhất.

Cây cẩm nhung hợp người mệnh thủy

Những người Mệnh Thủy có tuổi sinh năm:

  • Sinh năm Bính Tý: 1936 hoặc 1996
  • Sinh năm Quý Tỵ: 1953 hoặc 2013
  • Sinh năm Nhâm Tuất: 1982 hoặc 1922
  • Sinh năm Đinh Sửu: 1937 hoặc 1997
  • Sinh năm Bính Ngọ: 1966 hoặc 2026
  • Sinh năm Quý Hợi: 1983 hoặc 1923
  • Sinh năm Giáp Thân: 1944 hoặc 2004
  • Sinh năm Đinh Mùi: 1967 hoặc 2027
  • Sinh năm Ất Dậu: 1945 hoặc 2005
  • Sinh năm Giáp Dần: 1974 hoặc 2034
  • Sinh năm Nhâm Thìn: 1952 hoặc 2012
  • Sinh năm Ất Mão: 1975 hoặc 2035

 

Nên lựa chọn các cây cẩm nhung có màu trắng thuộc hành Kim theo ngũ hành phong thủy. Ngoài ra, có thể chọn màu chậu trồng cây có màu: trắng, xanh dương, đen để phù hợp phong thủy nhất.

Cây cẩm nhung hợp người mệnh Mộc

Những người Mệnh Mộc có tuổi sinh năm:

  • 1942, 2002 Nhâm Ngọ
  • 1959, 2019 Kỷ Hợi
  • 1988, 1928 Mậu Thìn
  • 1943, 2003 Quý Mùi
  • 1972, 2032 Nhâm Tý
  • 1989, 1929 Kỷ Tỵ
  • 1950, 2010 Canh Dần
  • 1973, 2033 Quý Sửu
  • 1951, 2011 Tân Mão
  • 1980, 2040 Canh Thân
  • 1958, 2018 Mậu Tuất
  • 1981, 2041 Tân Dậu

Nên lựa chọn các cây cẩm nhung có màu Xanh > Trắng thuộc hành Mộc theo ngũ hành phong thủy. Ngoài ra, có thể chọn màu chậu trồng cây có màu: xanh dương, đen, xanh để phù hợp phong thủy nhất.

Cây cẩm nhung hợp người Mệnh Hỏa

Người thuộc mệnh Hỏa có tuổi sinh vào những năm:

  • Năm Giáp Tuất: 1934, 1994
  • Năm Đinh Dậu: 1957, 2017
  • Năm Bính Dần: 1986, 1926
  • Năm Ất Hợi: 1935, 1995
  • Năm Giáp Thìn: 1964, 2024
  • Năm Đinh Mão: 1987, 1927
  • Năm Mậu Tý: 1948, 2008
  • Năm Ất Tỵ: 1965, 2025
  • Năm Kỷ Sửu: 1949, 2009
  • Năm Mậu Ngọ: 1978, 2038
  • Năm Bính Thân: 1956, 2016
  • Năm Kỷ Mùi: 1979, 2039

Nên lựa chọn các cây cẩm nhung có màu Xanh, hoặc Đỏ, hồng, tím thuộc hành Mộc và Hỏa theo ngũ hành phong thủy. Ngoài ra, có thể chọn màu chậu trồng cây có màu: xanh, hồng, đỏ để phù hợp phong thủy nhất.

Cây Cẩm Nhung hợp người mệnh Thổ

Người thuộc mệnh Thổ có tuổi sinh vào những năm:

  • Mậu Dần – 1938, 1998
  • Tân Sửu – 1961,2021
  • Canh Ngọ – 1990, 1930
  • Kỷ Mão – 1939, 1999
  • Mậu Thân – 1968, 2028
  • Tân Mùi – 1991, 1931
  • Bính Tuất – 1946, 2006
  • Kỷ Dậu – 1969, 2029
  • Đinh Hợi – 1947, 2007
  • Bính Thìn – 1976, 2036
  • Canh Tý – 1960, 2020
  • Đinh Tỵ – 1977, 2037

Nên lựa chọn các cây cẩm nhung có màu Đỏ, hồng, tím thuộc hành Hỏa theo ngũ hành phong thủy. Ngoài ra, có thể chọn màu chậu trồng cây có màu: xanh, hồng, đỏ để phù hợp phong thủy nhất.

Ý nghĩa phong thủy cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung tượng trưng cho một tình bạn bền vững và luôn quan tâm, chia sẻ những điều trong cuộc sống.Trong tình yêu, cẩm nhung biểu tượng cho tình yêu thuần khiết, trong sáng.

Đồng thời, cây cẩm nhung còn mang lại những điều may mắn để bạn trở nên tràn đầy niềm tin, lạc quan trước những khó khăn.

Chính vì những ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó của cây nên cẩm nhung thường được làm quà để tặng bạn bè, người yêu.

Cách trồng và chăm sóc

Cách trồng

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị loại đất thịt có trộn với phân vi sinh, mùn than, mùn lá để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm cho cây. Sau đó, bạn sẽ tiến hành trồng bằng phương pháp gieo hạt.Đầu tiên, bạn nên ngâm hạt trong nước ấm, sau đó mới rắc hạt xuống đất và phủ một lớp đất mỏng để giữ độ ẩm, giúp cây nảy mầm nhanh hơn. Sau khoảng 2- 3 tuần, cây sẽ nảy mầm.

Cách chăm sóc

Chăm sóc cây cẩm nhung khá dễ dàng và không tốn nhiều thời gian. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn chăm sóc cẩm nhung:

Đất: Làm hỗn hợp đất thịt, phân vi sinh, than mùn để cẩm nhung phát triển tốt hơn.

Ánh sáng: Tránh cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá gay gắt vì cây là loại ưa sáng và bạn nên đặt cây ở cửa sổ hoặc những nơi mát mẻ. Bạn nên cho cây phơi nắng 2 lần một tuần lúc sáng sớm từ 7- 10h .Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển tốt là khoảng 18- 30 độ C.

Nước: Bạn có thể dùng bình xịt để tưới nước cho cây mỗi ngày vì cây thuộc loại ưa ẩm. Tuy nhiên, bạn không nên tưới quá nhiều vì sẽ làm cây bị úng nước và bạn nên làm lỗ thoát nước cho cây.

Phân bón: Bạn nên bón phân kích tăng trưởng hoặc phân bón NPK định kỳ cho cẩm nhung. Tốt nhất là một tháng một lần để cây.

Tỉa lá: Bạn nên tỉa lá cho cẩm nhung định kỳ để tránh tán lá quá rậm rạp, tạo điều kiện cho côn trùng làm tổ và thường xuyên quan sát cây để phát hiện sâu bệnh và cắt bỏ những lá bị sâu bệnh.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *