Nói đến cây xanh – chắc bạn biết tác dụng hữu ích đến sức khỏe cũng như góp phần rất lớn mang đến chất lượng cuộc sống tinh thần cho gia đình bạn. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết lựa chọn những loại cây cảnh nào thích hợp cho ngôi nhà bạn? Hãy cùng, tiểu cảnh mini tìm hiểu về 17 loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí rất tốt trong nhà được NASA khuyên dùng.
Từ năm 1989, NASA đã kết hợp với Hiệp hội Nhà thầu cảnh quan Mỹ tiến hành nghiên cứu Làm sạch không khí với nỗ lực tìm ra các loại cây cảnh phổ biến nhất có tác dụng lọc bỏ chất độc hại và ô nhiễm trong không khí. Sau khi được theo dõi, kiểm định trong một thời gian dài, NASA đã công bố danh sách những cây cảnh có tác dụng lọc không khí hiệu quả nhất.
Theo nghiên cứu của NASA, cây xanh thật sự có hiệu quả trong việc loại bỏ benzen, fomandehit, tricloetylen, xylen và ammoniac có trong không khí. Đó đều là những chất hóa học ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có thể gây ra các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, ngứa mắt…
Những hóa chất độc hại có trong không khí
Các chất hóa học ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người tùy vào môi trường làm việc, những vật dụng tiếp xúc thường xuyên thời gian, cách thức tiếp xúc cũng như dạng tồn tại của hóa chất.
Tricloetylen: Thường có trong mực in, sơn, sơn màu, sơn dầu, chất kết dính, hóa chất tẩy sơn. Người tiếp xúc tricloetylen trong thời gian ngắn có thể thấy khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn và hôn mê.
Fomandehit: Tìm thấy trong đồ nhựa, giấy nến, giấy sáp, giấy lau mặt, khăn giấy, ván gỗ Okal, ván ép, gỗ dán, vải tổng hợp. Tiếp xúc chất này trong thời gian ngắn có thể gây dị ứng, ngứa mũi, miệng và họng, trong một số trường hợp nặng có thể sưng thanh quản và phổi hoặc gây bệnh về da.
Benzen: Thường được sử dụng để làm nhựa tổng hợp, nhựa, dầu công nghiệp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, sản phẩm làm sạch. Benzen còn được tìm thấy trong khói thuốc, khói xe cộ, keo dán, sơn và sáp thực vật. Người tiếp xúc với benzen trong thời gian ngắn có thể bị dị ứng mũi, buồn ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu, lú lẫn và một số trường hợp có thể bị bất tỉnh.
Xylen: Được tìm thấy trong cao su, sản phẩm thuộc da, ngành công nghiệp sơn, khỏi thuốc và khói xe cộ. Tiếp xúc với xylen trong thời gian gắn có thể khiến miệng và họng khó chịu, chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, các vấn đề về tìm, đe dọa tới gan, thận và có thể hôn mê.
Amoniac: Được tìm thấy ở chất tẩy rửa, nước cọ sàn, phân bón, các linh kiện máy tính. Tiếp xúc với chất này trong thời gian ngắn có thể khiến mắt dị ứng, ho và đau họng.
Lưu ý: Một số cây cảnh có thể là chất độc đối với vật nuôi trong nhà: chó, mèo… Hãy kiểm tra danh sách những cây trồng có thể gây hại với thú cưng trước khi mang về trồng trong nhà.
Tiến sĩ B. C. Wolverton, người đứng đầu nghiên cứu 27 năm trước của NASA cho biết, theo kết quả nghiên cứu hoa cúc trắng và lan ý là 2 loại cây cảnh có tác dụng lọc không khí tốt nhất. NASA cũng đề nghị, nên có ít nhất 1 cây trồng trên mỗi 10m2. Mặc dù nghiên cứu này được tiến hành khá lâu rồi nhưng nó vẫn được coi là toàn diện và chính xác nhất cho đến nay.
1. Dwarf Date Palm (Cây chà là lùn)
Cây chà là lùn có tên khoa học là Phoenix robelenii. Cây có thể sống được trong bóng râ, nơi có cường độ ánh sáng thấp nhưng cần không gian rộng. Cây trưởng thành chỉ cao 1,7 – 2m. Chà là lùn có tác dụng loại bỏ chất gây ô nhiễm fomandehit, toluene, đặc biệt là xylen.
2. Cây dương xỉ Mỹ (Boston Fern)
Loại cây này có tên khoa học là Nephrolepis exaltata, là một trong những cây cảnh phổ biến được trồng trong nhà. Cây dương xỉ Mỹ có nhu cầu về độ ẩm cao nên cần được chăm sóc thường xuyên. Cây có thể loại bỏ phần lớn các hóa chất độc hại như fomandehut, xylen, toluene, thủy ngân và asen nên được coi là một trong những “máy lọc không khí” tốt nhất.
3. Dương xỉ Kimberley Queen (Kimberley Queen Fern)
Cây dương xỉ Kimberley Queen có tên khoa học là Nephrolepis obliterata, là một trong những loại cây cảnh dễ trồng nhất thuộc họ dương xỉ. Cây có thể chịu được điều kiện ánh sáng trực tiếp hoặc trồng trong nhà. Loại dương xỉ này có tác dụng lọc bỏ chất fomandehit, xylen khá tốt trong không khí.
4. Cây nhện (Spider Plant)
Cây nhện có tên khoa học: Chlorophytum comosum, còn được gọi là cây cỏ nhện môn, lục thảo trổ. Đây là loại cây ưa sáng, nhưng cần tránh ánh sáng trực tiếp từ trưa đến chiều. Có thể trồng cây trong nhà, ở chỗ râm mát như phòng ngủ nhưng cần cho cây hóng nắng 1 lần/tuần. Cây có thể hút lấy cacbonic và các chất độc hại trong không khí như fomandehit, benzene trong không khí mà không cần ánh sáng.
5. Cây phú quý (Chinese Evergreen)
Cây phú quý (tên khoa học là Aglaonema modestum), là giống cây lai có nguồn gốc từ Indonesia. Loại cây này có nhiều tác dụng: sản xuất lượng lớn khí oxy, làm sạch không khí trong nhà bằng cách loại bỏ các hoá chất như fomandehit, benzene hoặc các chất độc khác. Lưu ý, nhựa và quả cây này có độc tố.
6. Cọ lá tre (Bamboo Palm)
Tên khoa học của cọ lá tre là Chamadorea seifrizii. NASA cho biết đây là một trong những cây cảnh có khả năng lọc bỏ benzene và tricloetylen có trong không khí khác tốt. Cọ lá tre có nhu cầu lớn về độ ẩm và nên được trồng ở nơi râm mát, thích hợp trồng trong nhà, vừa làm cảnh vừa điều hòa không khí.
7. Cây si (Weeping Fig)
Có tên khoa học là Ficus benjamina, cây si là loại cây ưa sáng, phát triển tốt dưới ánh sáng mạnh. Cây si cũng sản xuất được lượng oxy lớn và lọc bỏ được nhiều chất độc hại trong không khí: fomandehit, toluene, xylen.
8. Trầu bà vàng (Devil’s Ivy)
Trầu bà vàng là cây ưa sáng nhưng cần tránh ánh sáng trực tiếp, có tên khoa học là Epipremnum aureum. Cây dễ sống, không khó chăm sóc nên rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc môi trường văn phòng, công sở. Trầu bà vàng có thể loại bỏ nhiều chất độc hại có trong không khí như benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen.
9. Cây hồng môn (Flamingo Lily)
Tên khoa học: Enthurium andraeanum
Cây hồng môn không chỉ giữ ẩm tốt mà còn hấp thụ nhiều chất độc như xylen, toluene trong không khí và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại.
10. Cây quan trúc âm (Broadleaf Lady Palm)
Tên khoa học: Rhapis exelsa
Cây quan trúc âm rất dễ chăm sóc, lại có khả năng loại bỏ phần lớn chất gây ô nhiễm trong không khí (fomandehit, xylen, toluen, amoniac) nên được ưa chuộng trồng làm cảnh trong nhà.
11. Hoa đồng tiền (Barberton Daisy)
Tên khoa học: Gerbera jamesonii
Hoa đồng tiền không những tô điểm cho không gian sống mà còn hữu ích trong việc loại bỏ được benzen, fomandehit, tricloetylen trong không khí.
12. Thiết mộc lan (Cornstalk Dracaena)
Thiết mộc lan có tên khoa học là Draceaena fragrans “Massangeana”, có thể hấp thu aceton với lượng lớn nên rất hợp để trồng ở nhà mặt đường, không gian gần cơ sở sản xuất sơn, nhựa, hóa chất…
13. Cây thường xuân (English Ivy)
Cây thường xuân hay vạn niên (tên khoa học: Hedera helix) là thảo dược quý trong y học. Đến nay, nhiều sản phẩm y dược, mỹ phẩm được chiết xuất từ cây thường xuyên được ưa chuộng ở các nước Âu Mỹ.
Cây dễ trồng, có sức sống mạnh, chịu rét tốt, khả năng thích ứng cao trừ môi trường có nhiệt độ cao. Cây thường xuyên có thể loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là fomandehit, benzen, xylen và toluen.
14. Cây lưỡi hổ (Varigated Snake Plant)
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata “Laurentii”
Vì lá cây dài, có vằn giống thân con rắn nên được gọi là “cây rắn”, Việt Nam gọi là cây lưỡi hổ. Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Ban đêm, cây lưỡi hổ không hô hấp và vẫn quang hợp, hấp thu cacbonic và nhả khí oxy.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn được nhiều người trồng làm cảnh trong nhà vì có tác dụng lọc bỏ tốt nhiều chất độc hại có trong không khí: fomandehit, benzen, tricloetylen, xylen và toluen.
15. Cây huyết giác (Red-edged Dracaena)
Tên khoa học: Dracaena marginata
Cây huyết giác còn được gọi là hồng phát tài, phất dũ trúc, phù hợp trồng ở nơi có ánh sáng mặt trời vừa phải, thích hợp với căn phòng có trần nhà cao. Cây có thể lọc chất xylen, tricloetylen, fomandehit có trong không gian sống.
16. Lan ý (Peace Lily)
Tên khoa học: Spathiphyllum “Mauna Loa”
Lan ý hay huệ hòa bình là cây ưa ẩm, có thể sống tốt ở môi trường thiếu sáng. Đây là loài cây đứng đầu trong danh sách những cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong nhà vì nó loại bỏ benzen – hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn; formaldehyde – có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt; trichloroethylene – hóa chất dùng trong quá trình giặt khô và toluene.
17. Cây lô hội (Aloe Vera)
Lô hội (hay nha đam) có tên khoa học là Aloe barbadensis, không chỉ được trồng để làm đẹp da, dịu vết cháy nắng hiệu quả mà còn có tác dụng tốt trong việc loại bỏ fomandehit, benzene trong không khí
Theo Bored Pand