Tổng hợp những cách trồng và chăm sóc hoa hồng siêu chuẩn

Hoa hồng thuộc cây thân gỗ bụi lâu năm, có thể trồng quanh năm nhưng trồng vào mùa xuân và mùa thu là phù hợp nhất. Bên cạnh đó đây còn là biểu tượng của tình yêu, là sự vĩnh cửu của vẻ đẹp tâm hồn nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Để có được một bông hoa hồng hay là một cây hoa hồng đẹp và cho bạn nhiều hoa vào bất cứ mùa nào trong năm và nhất là về mùa đông và mùa xuân thì cây sẽ ra hoa nhiều hơn. Và sau đây mình sẽ chia sẽ cho bạn một số kinh nghiệm trồng và Cách Trồng hoa hồng ra nhiều hoa nhất. Bài viết này sẽ tổng hợp những kỹ thuật chăm sóc các loại hoa hồng đẹp cho các bạn yêu thích tự tạo ra những vườn hoa riêng biệt cho mình.

Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp kiêu sa, làm say đắm biết bao người yêu cái đẹp. Hoa hồng còn là biểu tượng của tình yêu, là sự vĩnh cửu của vẻ đẹp tâm hồn. Nên rất được rất nhiều người, từ trẻ – già, trai – gái đều mê trồng loài hoa này.  Tuy nhiên để trồng được một chậu hồng ra hoa đẹp không phải điều đơn giản. Có nhiều bạn đã bỏ công sức, và thời gian ra những kết quả chưa được như ý. Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu!

Chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng

Để có một khóm hồng, hay chậu hồng ra hoa đẹp và phát triển tốt. Thì khâu chuẩn bị những vật dụng cần thiết trước khi bắt đầu rất quan trọng.

Lựa chọn giống hồng

Hiện nay, do nhu cầu chơi cây hoa cảnh nhiều nên ở các tiệm cây cảnh đều cung cấp Hoa Hồng giống. Các bạn có thể ra lựa tùy theo sở thích và điều kiện.

Cây hoa hồng có thể được trồng từ hạt, giâm cành hay từ những cây giống được ươm. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về hoa hồng, thì lời khuyên là nên chon cây hồng con được chủ vườn ươm sẵn. Như vậy thì tỉ lệ sống cũng như phát triển khỏe mạnh sẽ cao hơn. Nếu trồng từ hạt thì sẽ vất vả và tốn thời gian nhiều.

Nên trồng hoa hồng ở vị trí nào?

Nơi đặt chậu, vị trí trồng hoa hồng rất quan trọng. Bạn nên quan sát kỹ hướng ánh nắng trong không gian nhà mình để đặt chậu cây. Nên chọn những vị trí có ánh nắng chiều buổi sáng, hoặc buổi chiều vào. Tránh những vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày. Và cũng không đặt ở những nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến.

Một sai lầm khi trồng hoa hồng ở những nơi thành thị đó là đặt hoa hồng ở chỗ thiếu ánh sáng. Dẫn đến cây không ra hoa, hoặc ra rất kém. Cùng với đó dẫn đến cây hay bị mắc bệnh, thân còi cọc và lá vàng nhiều.

Đặc tính hoa hồng là cây ưa ánh sáng. Vị trí tốt nhất đặt chậu hồng là nơi thoáng gió, có ánh nắng chiếu 6 tiếng đến 8 tiếng một ngày. Như vậy cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Và ra hoa đều với màu sắc đúng như bạn mong muốn.

Lựa chọn chậu

Sau khi chọn xong vị trí trồng, tiếp đến bạn cần lưu ý đến cách lựa chọn chậu phù hợp. Nếu có thể hãy chọn những chậu cao cỡ 30cm, và đường kính khoảng 40cm. Nếu bạn có thể đóng những hộc bằng gỗ, hoặc trồng trực tiếp xuống đất là tốt nhất. Nếu chọn chậu men thì hãy lựa chậu cỡ số 4

Sau khi bạn chọn xong chậu, thì hãy khoét cho lỗ thông ở dưới đáy chậu to hơn một chút. Mục đích để tăng khả năng thoát nước, tránh úng rể. Sau đó kê cao chậu hơn mặt đất một chút, tại vị trí bạn đã chọn được ở bước trên.

Chuẩn bị đất trồng hoa hồng

Hoa hồng là cây có sức sống tốt nên có thể phát triển khỏe mạnh trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng cây sẽ phát triển tốt, ra hoa đều đặn hơn nếu được trồng trong đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt.

Bạn có thể mua sẵn đất có bạn tại các tiệm cây cảnh. Đây là loại đất được các chủ tiệm trộn nên đảm bảo những yêu cầu trên. Ngoài ra bạn có thể tự tạo ra đất đủ điều kiện bằng cách: trộn đất và phân bò hoai mục, vỏ trấu, phân gà hoặc xơ dừa.

Bạn nên phơi ải đất ra ngoài nắng 1 tuần đến 10 ngày đề diệt trừ mầm bệnh. Cùng với đó trước khi cho đất vào chậu, nên phủ lót một lớp vôi bột bên dưới.

Ok rồi. Bằng kinh nghiệm của người yêu cây mình nghĩ khâu chuẩn bị đã khá tốt. Tiến hành trồng cây thôi nào!

Cách trồng hoa hồng

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ phương thức trồng từ cây con và trồng bằng cách giâm cành. Còn phương pháp trồng hoa hồng từ hạt thì nếu có thời gian mình sẽ cập nhật sau.

Trồng hoa hồng từ cây con

Sau khi bạn đã chuẩn bị đất và chậu xong. Hãy lót dưới đáy chậu một ít sỏi, hoặc than củi khô để tạo độ thông thoáng, cũng như thoát nước tốt tránh úng rễ. Tiếp đó cho đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng vào 2/3 chậu.

Tưới một non nước vào trong trước khi tiến hành trồng. Khoét một lỗ chính giữa và đặt cây vào, phủ thêm một lớp đất đến độ cao 8/10 của chậu. Khi trồng thì tay trái ta giữ thân cây, tay phải ta ấn nhẹ phần đất xung quanh gốc. Để cây thẳng đứng, làm nhẹ nhàng tránh đứt rễ cây. Sau khi trồng bạn tưới thật đẫm nước.

Cắm một cọc chắc chắn ở giữa chậu, và dùng dây buộc thân cây hồng vào cọc. Mục đích tránh làm thân cây bị động khi gặp gió, ảnh hưởng đến việc rễ cây tiếp xúc đất mới. Che nắng cho cây trong những ngày đầu, và dần dần sẽ để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Sau khoảng vài tuần bạn có thể bỏ cọc cắm ra, lúc này cây đã phát triển tốt và có thể tự đứng vững.

Kỹ thuật giâm cành hoa hồng

Khi bạn đã lựa được một cây hồng mẹ ưng ý, chọn một cành bánh tẻ khỏe mạnh. (Là một cành không quá già cũng không quá non). Bạn cắt khoảng độ dài 15cm – 20 cm. Vết cắt cần sắc gọn, không được làm dập cành. Nếu cành cắt ra bị dập, bạn nên dùng dao gọt phần dập đi.

Để nâng cao khả năng sống của cành hồng giâm. Ta nên ngâm chấm đầu cành hồng vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ. Loại thuốc này có bán nhiều trong các tiệm cây cảnh.

Dùng một chiếc que, cắm xuống đất chuẩn bị sẵn trong chậu. Mục đích tạo nên những chiếc lỗ nhỏ, độ sâu khoảng 2cm. Tiếp đến cắm những cành hồng đã được chấm thuốc kích thích ra rễ xuống đó. Bạn có thể cắm nghiêng hay cắm thẳng đều được.

Hằng ngày bạn tưới nước bằng vòi phun nhẹ vào các cành hồng được giâm. Sau khoảng thời gian 12 – 15 ngày, bạn sẽ thấy những chồi non phát triển. Khoảng 30 ngày cành hồng sẽ ra rễ, và khoảng 2 tháng sau khi giâm là sẽ thành một cây hồng con xanh tốt.

Cách chăm sóc hoa hồng

Việc chăm sóc tốt cho cây sau khi trồng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng ra hoa của cây.

Khám phá:  Cây Kim Ngân – hướng dẫn trồng, chăm sóc – tài lộc đầy nhà

Tưới nước

Nếu bạn trồng hoa hồng trong vườn, thì có thể tưới 2 ngày 1 lần. Nếu như trồng trong chậu thì bạn tưới mỗi ngày một lần. Nên tưới vào buổi sáng sớm, hoặc tối mát.

Hoa hồng là cây ưa nước, nếu như bạn ở quê thì có thể trồng ở cạnh bờ ao, bờ kè. Nếu không, bạn cần bổ sung nước cho cây đều đặn, vì nước rất cần cho sự quang hợp của cây. Đặc biệt hoa hồng là cây ưa nắng. Nếu cây bị thiếu nước sẽ có hiện tượng lá bị vàng và rụng.

Thời điểm tưới tốt nhất là sáng sớm, bạn dùng vòi phun nhẹ tưới đều cho cây. Nếu như những ngày thời tiết oi nóng, bạn nên tưới thêm một lần vào tối mát. Đặc biệt không tưới vào lúc trời đang nắng, sẽ khiến cây bị sốc và có thể héo luôn. Nếu tưới ban đêm thì bạn nên tưới vào phần đất, không nên tưới vào lá và hoa. Nước sẽ động lại qua đêm nếu bạn tưới vào hoa, và là nguyên nhân phát sinh sâu bệnh.

Mẹo: Nếu như bạn muốn cây ra hoa có màu sắc đẹp, lên màu rực rỡ. Thì nên tưới thêm phân kali khi đợt nụ hoa vừa nhú. Tưới vào phần đất trong chậu, không được tưới phân lên lá hay cánh hoa.

Cách chăm sóc cây hoa hồng – tỉa cành
Cách chăm sóc cây hoa hồng – tỉa cành

Cắt tỉa cành

Khi cây đã phát triển tốt, nhiều cành và nhánh chen nhau. Bạn nên cắt tỉa những cành già, cành không cần thiết. Có thể tạo dáng, hoặc thế cho cây. Đồng thời cũng kích thích cây ra những mầm ngọn mới. Tạo điều kiện cho chất dinh dưỡng phát triển vào hoa.

Phân bón

Một yếu tố rất quan trọng để hoa ra quanh năm, màu sắc rực rỡ đó chính là chế độ dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể quan sát những cành mới nhú ra, để biết cây có đủ dinh dưỡng hay không. Nếu thân có màu đỏ tía, mập mạp là cây đủ dinh dưỡng. Còn nếu như thân gầy, cao màu đỏ nhạt là cây đang thiếu và cần bổ sung phân bón.

Bạn nên kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ. Mỗi tháng 1 lần.

Khi cây ra lá non, cần được bón phân hạt hoặc phân dơi quanh gốc. Sử dụng phân DAP hoặc NPK tưới nên gốc và lá quanh thân. Lưu ý là khi bón phân xong, bạn cần tưới nước nhiều để cây hấp thụ tốt hơn.

Bệnh rệp xanh tại cây hoa hồng nhung

Bệnh rệp xanh tại cây hoa hồng nhung

Sâu bệnh thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở hoa hồng là cây được trồng trong điều kiện thiếu nắng. Hoạc có thể là do cây được tưới quá nhiều nước gây úng rễ, hoặc sống trong môi trường độ ẩm quá cao.

Sâu bệnh chủ yếu ở hoa hồng là các bệnh nấm cây. Chúng phát triển rất nhanh va hút hết chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây sẽ bị suy kiệt dần và dẫn tới cái chết nhanh chóng nếu bạn không ngăn ngừa kịp thời. Ngoài ra các loại côn trùng như ốc sên, sâu ăn lá, nhện … cũng có thể gây hại cho cây. Bạn có thể dễ dàng quan sát và tiêu diệt chúng.

Bệnh rệp ở hoa hồng

Bệnh rệp có thể coi là bệnh khá phổ biến trên hoa hồng. Độ ẩm khoảng 75 %- 80%, nhiệt độ 20 – 22 độ C là môi trường lý tưởng để RỆP sinh sôi.

Khám phá:  Cây dây nhện – kỹ thuật trồng, chăm sóc dây nhện đúng cách

Rệp có màu đỏ, xanh hoặc xám. Tập trung chủ yếu ở mầm non, phần ngọn và nụ hoa. Bạn có thể sử dụng thuốc diệt RỆP có bán ở tiệm cây cảnh.

Cách chữa rệp ở hoa hồng
Cách chữa rệp ở hoa hồng

Có một cách đơn giản như sau để diệt trừ rệp: Bạn dùng một miếng bông, thấm nước và ốp vào phần thân cây có RỆP để lau. RỆP sẽ dính chặt vào miếng bông ẩm đó. Bạn chịu khó làm 4-5 ngày là sạch hết rệp trên cây hoa hồng.

Cách chữa rệp ở hoa hồng

Ngoài bệnh rệp ra thì còn có một số bệnh khác thường gặp như : bệnh đốm đen, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt. Trong bài viết này mình chủ yếu tập trung vào cách trồng hoa hồng và cách chăm sóc hoa hồng. Nên sẽ dành thời gian nói chi tiết hơn về sâu bệnh trên một bài viết khác.

Lời khuyên: Nếu gặp sâu bệnh lạ trên cây hoa hồng. Bạn hãy chụp ảnh hoặc quay video, mang ra tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật để họ xem và tư vấn loại thuốc.

Một số sâu bệnh thường gặp trên cây hoa hồng

1/ Một số sâu hại chính của cây hoa hồng

  • Rệp (Macrosiphum rosae) 

Đặc điểm hình thái: Rệt có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm. Con đực nhỏ hơn; mình hình bầu dục; hơi nhọn lại ở đuôi;  hai đốt cuối màu đỏ chói. Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn non cây hồng. Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám.

Rệt trên cây hoa hồng

Biện pháp phòng trừ: Kết hợp với các đợt cắt tỉa, cắt bỏ cành và lá bị rệp hại để tiêu huỷ. Ngoài ra; Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin, Emamectin-Benzoate, Cypermethrin …phun theo liều lượng khuyến cáo.

  • Bọ trĩ: (Frankliniella sp.)  

Đặc điểm hình thái: Bọ trưởng thành rất nhỏ, dài dưới 1mm, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.

Cây hoa hồng bị bọ trĩ tấn công

Biện pháp phòng trừ: Khi thấy có triệu chứng trên lá non, phun thuốc liên tiếp 3 ngày, sau đó phun phòng ngừa 2-3 tuần 1 lần. Sử dụng thuốc: Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC); Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC); Spinetoram (Radiant 60 EC) với nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

* Nhện đỏ

Đặc điểm hình thái: Nhện đỏ rất nhỏ, nhện non màu vàng cam. Trưởng thành, con cái mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ xẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài từ ngực xuống cuối bụng.

Mặt dưới lá, có lá còn có “bột đỏ đỏ” bám vào mặt dưới.

Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc như: Azadirachtin( Agiaza 4.5EC); Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD); Emamectin benzoate( Map Winer 5WG; Tasieu 1.0 EC, 3.6 EC); Emamectin benzoate + Matrine ( Rholam super 12 EC)); Fenpyroximate (Ortus 5 SC); Fenpropathrin(Vimite 10EC), Milbemectin (Benknock 1 EC) liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

* Sâu xanh

Đặc điểm hình thái: 

  • Trưởng thành: Thân dài 15-20mm, màu nâu vàng. Cánh trước màu nâu vàng có 3 vân ngang hình lượn sóng, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng.
  • Trứng: Hình bán cầu, đường kính 0,5mm. Lúc mới đẻ có màu trắng sữa, về sau chuyển sang màu vàng tro, mặt trên có nhiều gân dọc.
  • Sâu non: màu xám nhạt hoặc màu vàng nhạt. Đẫy sức dài 40mm
  • Nhộng: Dài 18-20mm, màu nâu sáng, nhẵn bóng, phía cuối bụng có một đôi gai ngắn màu đen.

Biện pháp phòng trừ: – Ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu xanh phá hại như lá, cành, nụ hoa… Luân canh với một số cây trồng khác họ.

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Abamectin ( Plutel 1.8, 3.6 EC; Reasgant 1.8EC, 3.6EC; Delfin WG; Thuricide HP) để phòng trừ.

***Khuyến cáo: Nên sử dụng Chế Phẩm Sinh Học Lục Diệp Trừ Sâu; bởi vì chúng có khả năng tiêu diệt các loại rầy; bọ; nhện đỏ; rệp sáp; rầy nâu, sâu xanh;… trên cây hoa hồng mà không lo quá liều, không gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt an toàn cho người sử dụng.

 

2/ Một số bệnh thường gặp trên cây hoa hồng

* Bệnh đốm đen

Đặc điểm triệu chứng:Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.

Biện pháp phòng trừ:– Để tránh bệnh vườn hồng phải thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa bỏ những cành lá bị nhiễm bệnh. Làm sạch cỏ và thu dọn những tàn dư gây bệnh.

Có thể dùng một trong các thuốc sau: Carbendazim (Carbenzim 500 FL) ; Cucuminoid (Stifano 5.5 SL), Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil5SC), Imibenconazole (Manage 5 WP) Mancozeb (Cadilac 75 WG), Triforine ( Saprol 190 DC)  nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

* Bệnh phấn trắng

Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.

Biện pháp phòng trừ: -Cắt huỷ cành lá bệnh, tăng cường lượng phân Kali. Vệ sinh mái che thường xuyên để đảm bảo lượng ánh sáng trong trong nhà kinh

Có thể dùng một trong các thuốc : Azoxystrobin + Difenoconazole( Amistar top 325SC) Hexaconazole (Anvil 5SC); Chlorothalonil (Daconil 75WP); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

* Bệnh gỉ sắt 

Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt.

Biện pháp phòng trừ: -Loại bỏ tàn dư cây bệnh và cỏ dại. Có thể dùng một trong các thuốc: Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10 SL) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

* Bệnh mốc xám

Đặc điểm triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, thường làm hoa bị thối.

Biện pháp phòng trừ: – Cắt bỏ và tiêu hũy các bộ phận bị bệnh, dọn vệ sinh và những lá bệnh rơi rụng trong vườn. Có thể sử dụng thuốc Lilacter 0.3 SL. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Carbendazim, Benomyl, Chlorothalonil, Propineb, Thiophanate-Methyl

* Bệnh thán thư

Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạc hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen.

Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn. Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân.

Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một trong các thuốc: Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

* Bệnh khô cành

Đặc điểm triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại cành non. Vết bệnh lúc đầu là các đốm màu đen, giữa có bột trắng, xung quanh viền đỏ, đốm bệnh lồi lên và nứt ra. Bệnh lan dần xuống phía dưới thành đốm lớn, trên đó có nhiều đốm đen, đó là các ổ nấm.

Bệnh khô cành trên cây hoa hồng

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Do nấm Coniothyrium spp., thuộc lớp nấm nang Ascomycetes gây nên. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-300C, bệnh lan truyền xâm nhập vào cành cây qua vết xây xát.

Biện pháp phòng trừ: Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gãy hoặc bị bệnh.

***** Ngoài ra để phòng ngừa các bệnh trên cây hoa hồng hiệu quả, bạn có thể sử dụng Chế Phẩm Sinh Học Lục Diệp Trừ Bệnh Cây Trồng.

 

Chế phẩm sinh học này có thể điều trị được hầu hết các bệnh lý trên cây hoa hồng như: đóm đen; mốc xám; phấn trắng; rỉ sắt… Bên cạnh đó, sản phẩm có cách sử dụng dễ dàng, không gây độc hại, không sợ quá liều; giúp bạn có vườn hồng luôn khỏe mạnh và ngập tràn sắc màu.

 

Cách cắt bông hoa hồng

Nếu như bạn khéo tay, trồng ra nhiều hoa thì chúng ta có thể cắt vài bông để cắm lọ trong nhà. Nên cắt vào lúc sáng sớm, thời gian này cây có nhiều nhựa, nhiều nước nên thời gian để hoa tươi lâu hơn. Ngày hôm trước khi cắt bạn nên tưới nhiều nước cho cây, để cây tích trữ đủ lượng nước trong hoa. Đó chính là bí quyết chọn hoa sinh nhật đẹp.

Sau khi cắt xong, cắm cành hoa hồng vào nước sạch. Vết cắt chéo (xéo) để tăng diện tích tiếp xúc của thân cây với nước.

Cách trồng hoa hồng tại nhà

Phần cành còn lại sau khi bạn cắt hoa, bạn cần cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao sắc, hoặc kéo cắt cây để cắt – tránh làm dập cành. Đếm từ dưới phần thân mẹ lên, chừa 3 lá. Bạn cắt chừa lại 3 lá đó. Tự khắc cây sẽ mọc 3 chồi mới từ phần nhánh 3 lá đó. Đợi chồi mọc lên một chút, bạn loại bỏ một chồi yếu hơn. Để lại 2 chồi khỏe mạnh, từ đó sẽ phát triển ra 2 bông hoa đẹp sau vài tuần.

Lời kết

Như vậy là tieucanhmini đã cùng bạn chia sẻ về cách trồng, cách chăm sóc cho cây hoa hồng luôn xanh tốt, nở hoa quanh năm. Cùng với đó là những lưu ý về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch hoa đúng cách.

Thú chơi hoa hồng đòi hỏi người chơi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Và bạn sẽ nhận lại được đó là những khóm hoa hồng đẹp rực rỡ, thư giãn tinh thần sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *